Xuất xưởng tàu tiếp nhiên liệu LNG lớn nhất thế giới

Trung Quốc hôm 15/11 đưa vào hoạt động một tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng khổng lồ với công suất tiếp nhiên liệu đạt 1.650 m3 mỗi giờ.

Tàu Offshore Oil 301 neo đậu tại một cảng ở Quảng Châu hôm 15/11. Ảnh: CNS

Tàu vận chuyển và tiếp nhiên liệu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên của Trung Quốc, Offshore Oil 301, đã hoàn thành việc nâng cấp và xuất xưởng tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, bắt đầu cung cấp dịch vụ tiếp nhiên liệu linh hoạt cho các tàu LNG, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho biết.

Tàu tiếp nhiên liệu LNG là một loại cơ sở hạ tầng di động quan trọng để thúc đẩy việc sử dụng LNG làm nhiên liệu vận chuyển. Các chuyên gia nhận định bước phát triển mới nhất của Trung Quốc sẽ đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một trung tâm tiếp nhiên liệu LNG cho tàu biển quốc tế, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi năng lượng và phát triển xanh.

Tàu Offshore Oil 301 ban đầu là tàu chở LNG đơn thuần, có chiều dài 184,7 m và rộng 28,1 m, với khả năng chở 30.000 m3 LNG.

Chức năng tiếp nhiên liệu được thực hiện bằng cách bổ sung các thiết bị chính như thiết bị đốt khí, hệ thống tiếp nhiên liệu từ tàu sang tàu và thiết bị tái hóa lỏng, cùng với hệ thống an ninh hỗ trợ, hệ thống chữa cháy và các hệ thống khác, trong đó thiết bị đốt khí và hệ thống tiếp nhiên liệu LNG là những hệ thống đầu tiên thuộc loại này ở Trung Quốc.

cipf-es.org data-set=”dfp ”> 

Sau khi được cải tạo, Offshore Oil 301 có công suất tiếp nhiên liệu đạt 1.650 m3 mỗi giờ, biến nó trở thành tàu tiếp nhiên liệu LNG lớn nhất thế giới, cho phép cung cấp dịch vụ tiếp nhiên liệu LNG cho các tàu container, tàu chở dầu thô và tàu ro-ro cỡ lớn.

Khi thế giới tăng cường tập trung vào bảo vệ môi trường, việc sử dụng LNG như một nguồn năng lượng sạch ngày càng được chú ý nhiều hơn. Dữ liệu cho thấy số lượng tàu đi biển chạy bằng LNG trên toàn cầu đạt 251 chiếc vào năm 2021, tăng hơn gấp đôi so với 119 vào năm 2017. Tổng số đơn đặt hàng cho các tàu chạy bằng LNG là 225, tăng 300% so với 56 vào năm 2020.

So với tiếp nhiên liệu truyền thống, tiếp nhiên liệu từ tàu sang tàu sẽ giúp rút ngắn thời gian cập cảng của tàu biển và nâng cao đáng kể khả năng cạnh tranh quốc tế của các cảng Trung Quốc.

CNOOC đang tích cực xây dựng các trung tâm tiếp nhiên liệu LNG quốc tế ở khu vực đồng bằng sông Châu Giang và đồng bằng sông Trường Giang. Sau khi bàn giao, Offshore Oil 301 sẽ thực hiện hoạt động tiếp nhiên liệu LNG đầu tiên cho các tàu quốc tế trong thời gian sớm nhất.

Đoàn Dương  (Theo  Global Times )

Tin liên quan